Đồn Mường Bum được Thực dân Pháp thiết kế dựa trên địa thế hiểm trở, xây dựng kiên cố từ năm 1917 và có chiến lược lâu dài với một khu vực rộng nằm trên đỉnh đồi thuộc bản Bum, xã Bum Nưa (nay thuộc thị trấn Mường Tè).
Với tổng diện tích 2.592m2, chiều dài là 72m, chiều rộng 36m, được chia làm ba cấp theo chiều dài xung quanh được bao bọc bởi các bức tường thành kiên cố, bốn góc quan sát quan trọng được dựng bốn lô cốt phòng thủ.
Hệ thống phòng thủ được chia làm ba cụm hoả lực chính, trong đó có các lỗ châu mai, hệ thống đồn được bao bọc bởi các bức tường thành kiên cố, phía trước có cổng chính, phía sau có cổng phụ, phía giáp với suối Nậm Xỳ Lường còn một cổng dùng cho việc rút lui khi bị tấn công và tiếp tế lương thực, quân chi viện theo đường thuỷ.
Khi có báo động tất cả các cánh cổng được đóng lại hệ thống đồn được khép kín hoàn toàn cả hệ thống đồn được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiền đấu.
Đồn Mường Bum không chỉ là hoạt động quân sự mà trong đồn là cả một hệ thống, một tổng thể kiến trúc gồm hệ thống phòng thủ, căn cứ, tăng gia sản xuất được tính toán và có chiến lược lâu dài. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương như cuộc chiến chống Phỉ (tàn quân của Thực dân Pháp và bọn tay sai phản động(tháng 12/1953 – 1954)…